Bệnh đầu đen hay còn gọi là bệnh kén ruột, là bệnh mới xuất hiện nhiều ở Việt Nam, đặc biệt là gà thả vườn, thả đồi. Bệnh gây nhiều thiệt hại vì thường chẩn đoán sai, nhầm sang bệnh cầu trùng, viêm ruột hoại tử,… Mặt khác, khi phát hiện ra bệnh thì dùng thuốc điều trị hiệu quả không cao vì đa số các loại kháng sinh đang có trên thị trường đều không điều trị được bệnh này. Để giúp người chăn nuôi có thể nhận biết và phòng trị bệnh đầu đen một cách hiệu quả, chung tôi tổng hợp và phân tích những thông tin về bệnh đầu đen như sau.
1. Đặc điểm
Đây là một bệnh kí sinh trùng, do đơn bào có tên Histomonas Meleagridis thuộc ngành Protozoa, họ Tripanosomatidae, giống Histomonas, loài Histomonas Meleagridis và H. Wenrichi, kí sinh ở niêm mạc ruột thừa và gan, gây nên các biểu hiện bệnh tích điển hình.
Histononas Meleagridis sống ký sinh trong giun đất hoặc giun tròn, chúng bị tiêu diệt nhanh chóng nếu ra khỏi vật chủ.
Bệnh xảy ra ở tất cả các vùng miền, đặc biệt nơi chuồng trại và sân vườn ẩm ướt. Bệnh thường nổ ra vào mùa mưa và những tháng nóng ẩm cuối xuân, hè và đầu thu. Gà lớn bệnh nổ ra cả trong mùa đông
Bệnh lây lan chủ yếu thông qua đường miệng: gia cầm ăn uống phải trứng giun tròn, giun đất, giun kim có chứa H.meleagridis
Loài cảm thụ: tất cả các giống hà đều có thể mắc bênh. Trong đó: gà và gà tây cảm thụ nhiều nhất, bệnh xảy ra thường trên gà nuôi chăn thả. Gà từ 2-3 tuần tuổi đến 3-4 tháng dễ bị bệnh nhất, nhưng gà lớn hơn vẫn có thể bị bệnh.
4.Triệu chứng
Gà đột nhiên sốt rất cao 43 -44 độ C, nhưng lại cảm thấy rét nên đứng im, rụt cổ và run rẩy.
Nhiều gà dấu đầu vào nách cánh, tìm chỗ đứng có ánh sáng mặt trời hoặc dưới bóng điện để sưởi.
Giảm ăn, uống nhiều nước. Tiêu chảy phân loãng vàng trắng hoặc vàng xanh.
Khi sắp chết thì bỏ ăn, mào thâm tím. Da mép và da vùng đầu xanh xám thậm chí xanh đen, nên bệnh có tên là bệnh đầu đen.
Bệnh kéo dài 10 – 20 ngày nên gà rất gầy. Trước khi chết thân nhiệt gà giảm xuống tới 39 -38 độ C.
Gà bệnh chết rải rác và thường chết về ban đêm, mức độ chết không ồ ạt nhưng sự chết kéo dài lê thê.
Làm cho người chăn nuôi có cảm giác bệnh không nguy hiểm lắm. Thực chất cuối cùng gà chết đến 85 – 95%
4. Bệnh tích
Gan sưng to gấp 2-3 lần, viêm xuất huyết hoại tử. Trên bề mặt gan có các đốm đỏ thẫm làm cho gan có vân như đá hoa cương, sau đó biến thành ổ hoại tử màu trắng hình hoa cúc hoặc như khối u của Marek.
Manh tràng sưng viêm, xuất huyết, hoại tử, tạo kén
Trong chất chứa có thấy lẫn máu hoặc nâu giống như bệnh cầu trùng hoặc tạo thành kén rắn màu trắng. người chăn nuôi gọi là bệnh kén ruột
6. Điều trị và phòng bệnh:
a. Chăm sóc và vệ sinh chuồng trại
Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, đảm bảo độ thoáng chuồng nuôi.
Không nuôi chung gà tây với gà ta và không nuôi nhiều lứa gà trong cùng 1 cơ sở chăn nuôi.
Không thả gà ra vườn trong những ngày mưa, gió to.
Từ 20 ngày tuổi trở lên cho gà uống Sulfat đồng hoặc uống thuốc tím.
Cách làm: Cứ 7 – 10 ngày thì cho uống 1 lần. Mỗi 1 lần cho gà uống 1g thuốc tím, hoặc 2 g sulfat đồng pha với 10 lít nước trong 1 – 2h, nếu thừa thì đổ đi.
Hàng tuần cần phu thuốc khử trùng và cuốc xới sân vườn rồi rắc vôi bột
Định kỳ phun sát trùng bằng các thuốc sát trùng thông thường
b. Phòng và kiểm soát bằng thuốc:
Định kỳ tẩy giun cho gà (vì giun là nguồn lây nhiễm chính):
Gà 4 – 6 tuần tuổi: Trộn thức ăn hoặc pha nước cho uống thuốc có thành phần Levamisol. Liều chỉ định theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Gà trên 6 tuần tuổi: Trộn thức ăn hoặc pha nước cho uống thuốc có thành phần Levamisol. Liều chỉ định theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Kiểm soát tác nhân chính bằng thuốc SULMO 80 WS theo hướng dẫn
c. Điều trị bệnh bằng kháng sinh:
Kiểm soát tác nhân chính bằng: thuốc có thành phần là SULMO 80 WS liều lượng và liệu trình theo hướngg dẫn
Kiểm soát tác kế phát bằng: AMOXY 50 hoặc FLOCOL 10WS, NEOXY WS. Liều lượng và liệu trình theo hướng dẫn.
d. Bổ trợ và giải độc gan thận
Dùng các thuốc có tác dụng giải độc gan thận tốt như HEPATOL, FORENMAX …pha nước uống để giải độc gan thận và tăng sức đề kháng.
Bổ sung các loại men sống tăng cường tiêu hoá và ổn định vi sinh vật đường ruột như: Biolac, PROBIOTIC 101, PROBIOTIC ONE…
Bổ sung các loại vitamin và điện giải: AD3E WS, NUTRI GLUCO KC….
MỘT SỐ THUỐC ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ CỦA UNI VET
UNIVET Animal Health Services
Tham khảo bài viết của Nguyễn Văn Minh – Cố vấn của Vet24h